Sức khỏe - Dinh Dưỡng

Các món cháo an thai có thể giúp mẹ vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ một cách suôn sẻ

Động thai thường xảy ra nhiều nhất trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến động thai có thể do: trứng thụ tinh có vấn đề, bất thường về tử cung của mẹ (u tử cung, vết sẹo tử cung do lần mổ trước đó, viêm nhiễm cổ tử cung, tử cung bị co rút…). Ngoài các nguyên nhân liên quan đến các yếu tố gắn liền với cơ thể của người mẹ, động thai còn có thể do người chồng có tinh khí yếu, khiến tinh trùng đã được thụ thai không đủ khỏe mạnh, dễ bị thương tổn.

Theo các bác sĩ Sản khoa, động thai còn có thể do nhiễm sắc thể bất thường hoặc các bệnh lý mãn tính như suy thận, suy tim… hoặc do cơ thể mất cân bằng nội tiết tố trầm trọng. Bên canh các yếu tố đó còn có một số nguyên nhân xuất phát từ thể chất như cơ thể suy nhược, kiệt sức do làm việc quá nhiều, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý hoặc dinh dưỡng không đủ chất.

Tuy là một bất thường trong thai kỳ nhưng động thai là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Do vậy, mức độ nguy hiểm của động thai vẫn có thể được điều chỉnh bằng chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp.

Theo dân gian, kinh nghiệm chữa động thai có rất nhiều. Trong đó có các bài cháo bổ dưỡng vô cùng hữu hiệu. Các mẹ hoặc các bố có thể tham khảo để cải thiện tình hình, chờ “ngày mẹ tròn con vuông” thành hiện thực nhé!

Các món cháo an thai có thể giúp mẹ vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ một cách suôn sẻ

1. Cháo cá chép:

Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Cá chép được dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa, động thai… Theo khoa học, cá chép chứa nhiều protid, lipid, khoáng chất và vitamin, vây cá chứa nhiều collagen.

100g gạo nếp

1 củ gừng: xắt lát nhỏ

Vài nhánh thì là

Gia vị: Muối, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1: Sau khi mua cá về, làm sạch vẩy, bỏ ruột, sát muối gừng để khử mùi tanh.

Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp. Lượng nước tùy theo con cá mẹ mua to hay nhỏ nha! Sau đó, thêm vài lát gừng và hành hoa nướng. Nấu cho đến khi cá chín mềm thì vớt ra ngoài.

Bước 3: Vớt bớt bọt trong nồi nước cá, cho gạo đã vo vào nồi và nấu cháo nhừ trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Tiếp tục thả cá vào nồi, thêm thì là, nêm gia vị và tắt bếp.

Ăn cháo cá chép này ngày 1 lần, ăn liên tiếp trong 10 ngày sẽ có tác dụng an thai rất hiệu quả.

2. Cháo đậu đen gạo nếp

Theo Đông y, đậu đen tính hơi ôn (ấm), vị ngọt, qui kinh Thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Đậu đen còn được dùng để chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể. Phụ nữ bị động thai dùng đậu đen cũng rất tốt.

Nguyên liệu:

100g gạo nếp

30g đậu đen

mon_an_an_thai_cuc_tot_cho_ba_bau_trong_suot_tha

Cách làm: Vo sạch gạo, đem rang vàng và đổ nước vào nấu. Tiếp tục cho đậu đen đã ngâm qua đêm vào ngay khi nước còn lạnh và nấu nhừ. Nếu muốn vị đậm đà cho ngon miệng, có thể thêm ít đường phèn và ít muối vào lúc nêm lại.

3. Cháo bí đỏ

Bí đỏ cung cấp nguồn vitamin phong phú như vitamin A, C, E, B6 và các khoáng chất như magiê, phốt pho, kali, mangan… Ngoài ra bí đỏ còn chứa rất ít chất béo bão hòa cholesterol và kali, rất tốt cho mẹ bầu bị động thai.

Nguyên liệu:

½ lon gạo ngon

1 miếng bí đỏ

50g đậu xanh

20g đường mạch nha

Cách làm: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và cắt khúc. Sau đó vo gạo, rang và nấu cháo nhừ. Đến khi cháo chín nở ½ thì cho bí ngô vào nấu cùng. Khi cháo thật chín nhừ, đánh cho bí ngô nát mềm một nửa và nêm đường mạch nha.

Cho mẹ ăn mỗi ngày 1 bát cháo bí ngô và ăn liên tiếp trong 7 ngày để chữa động thai.

4. Cháo lươn

Thịt lươn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Thịt lươn chứa nhiều loại vitamin và chất như vitamin A, B1, B6,… Cũng vì vậy, khi động thai, người nhà thường nấu cháo lươn cho mẹ bầu bồi dưỡng.

Nguyên liệu:

200g thịt lươn (xát muối cho bớt nhớt)

100g gạo

100g hạt sen bỏ tim

Hành khô và hành lá

Các loại gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm.

Cách làm: Vo gạo và cho vào nồi nước đầy cùng hạt sen. Trong lúc đợi cháo nhừ, luộc chín lươn chín và dùng đũa tuốt từ trên xuống để lấy thịt. Kế đến, cho thịt lươn và xào thơm với ít hành phi. Nếu muốn cháo lên màu đẹp, có thể phi hạt điều và lấy dầu điều xào lươn. Sau khoảng 20 phút, cháo chín, hạt sen nhừ thì cho thịt lươn xào vào nấu cùng. Cuối cùng, nêm gia vị, múc ra bát và nêm hành hoa.

Cho mẹ ăn cháo lươn cách ngày một lần và ăn liên tục trong 2 tuần để dưỡng thai.

5. Cháo hàu nấu hạt sen

Trong mỗi 100g hạt sen tươi cung cấp cho cơ thể khoảng 162 calo; 30g gluxit; 9,5g protit; 17mg vitamin C; 0,21g vitamin B1; 0,17g vitamin B2;… Ngoài ra, trong thành phần của hạt sen còn rất nhiều các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt,… rất tốt cho cơ thể bị suy yếu.

Sự kết hợp giữa hàu và hạt sen lại đem đến cho mẹ bầu nhiều công dụng tuyệt vời bao gồm: bổ huyết, bổ thần kinh, bổ thận, kiện tì… và lại có thêm tác dụng an thai, thúc đẩy sự phát triển về trí não cho thai nhi.

Nguyên liệu:

50g hàu sống

20g hạt sen

½ lon gạo tẻ

1/3 lon gạo nếp

Cà rốt: 1/2 củ

30g nấm rơm

Hành lá, rau răm, hành khô

Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, nước mắm….

Cách làm: Chẻ hàu và xào thơm với hành tím. Sau đó, cho gạo vào nồi vào nồi nước đầy và nấu thành cháo. Trong lúc đợi cháo chín, ngâm nấm rơm với nước muối pha loãng và cắt đôi. Sau khi cháo nhừ, cho hàu vào nồi cháo cùng với nấm rơm. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp và múc ra tô. Rắc thêm ít hành hoa và tiêu trên mặt cho thật hấp dẫn nhé!

6. Cháo nghêu nấu nấm

Nghêu cho vị ngọt, lại dễ tiêu và giàu kèm. Trong khi đó, nấm lại giàu vitamin và khoáng chất để giúp mẹ chóng lấy lại sức.

Nguyên liệu:

1kg nghêu (chọn loại nghêu cỡ vừa, còn tươi thì thịt mới dai và ngọt)

½ lon gạo

200g nấm rơm

1 củ hành tây, 1 miếng gừng nhỏ, hành lá, ớt, 1 củ hành tím

Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, tiêu

Cách làm: Cho nghêu vào luộc. Khi nghêu há miệng thì tắt bếp, lấy ra và tách lấy thịt. Sau đó chắt lấy nước nghêu và dùng đó nấu cháo. Phần thịt nghêu, đem xào thơm với hành và cho vào nồi cháo đã nhừ. Cuối cùng, thêm nấm rơm và nêm gia vị.

7. Cháo gà ác nấu đậu xanh

Từa xưa, gà ác đã là món an thai cho các bà bầu nhờ vào nguồn dưỡng chất quý giá. Theo Đông y, gà ác có vị ngọt, hơi ấm, không độc. Nó có công dụng tư bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt rất tốt cho mẹ bầu. So với thịt gà thông thường, thịt gà ác thơm ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều lần. Cụ thể, gà ác rất giàu đạm và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vtamin như A, B1, B2, E…cà các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Trong đó, hàm lượng sắt có trong gà ác chiếm tỷ lệ rất lớn. Do đó, với những mẹ bầu bị động thai có liên quan đến thiếu máu, thiếu chất thì đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tuyệt vời.

Nguyên liệu:

1 con gà ác khoảng 400-500g (chọn loại làm lông sẵn trong siêu thị)

1 nhánh gừng

100g hạt sen

100g đậu xanh

1 nắm gạo tẻ

50g táo đỏ

1 nắm gạo nếp

100g nấm rơm

Hành lá và gia vị

ch_o_g_c

Cách làm: Nhồi vào trong mình gà ác các nguyên liệu hạt sen, táo đỏ, đậu xanh và ít gia vị muối, tiêu. Sau đó khâu lại. Tiếp tục bắc nồi nước, thả thêm ít gừng và cho gà vào hầm. Sau khoảng 20 phút, thả nắm gạo đã trộn và vo sạch vào nồi gà và nấu đến khi cháo nở lúp búp là được.

Khi ăn, cắt và rút chỉ để ăn trọn các nguyên liệu có trong mình gà.

8. Cháo đậu đỏ thịt bò

Đậu đỏ chứa các hợp chất chống oxy hoá cao. Rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là làn da. Thịt bò bổ máu. Sự kết hợp này chắc chắn đem lại cho mẹ nguồn chất sắt và khoáng chất dồi dào để dưỡng thai tốt nhất.

Nguyên liệu:

150g thịt bò

1 nắm gạo

120g đậu đỏ

Gia vị: nước tương, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn.

Cách làm: Vo gạo và cho đậu vào nấu cùng. Khi đậu và gạo chín nhừ, cho thịt bò vào cháo và nêm nếm cho vừa miệng.

Đây là 8 món cháo an thai mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên dùng trong các tháng đầu thai kỳ và thậm chí bất cứ khi nào mẹ thấy không khỏe. Chúc các mẹ bầu sẽ sớm được “mẹ tròn con vuông” nhé!

Theo WTT/Emdep

Loading...
0 0 vote
Article Rating
Tags : Dinh dưỡngMẹ bầu nên ăn
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Loading…