Sức khỏe - Dinh Dưỡng

ĂN GÌ ĐỂ “CON KHOẺ MẸ ĐẸP” SUỐT THAI KÌ?

9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con, có lẽ các mẹ sẽ có vô vàn câu hỏi thắc mắc. Và chế độ dinh dưỡng có lẽ là vấn đề được mẹ quan tâm nhất bởi thai nhi nhận dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng sau đây nhé!

Mỗi tháng khi mang thai nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của thai nhi. Nếu như theo quan niệm trước đây, mẹ phải “ăn gấp đôi” mới có chất để nuôi con, thì ngày nay chế độ dinh dưỡng cho thai phụ đã thay đổi. Thay vì ăn nhiều, mẹ bầu hãy thông thái chọn những thực phẩm có chất lượng và cần thiết cho từng giai đoạn mang thai nhé!

3 Tháng đầu tiên:

Sở dĩ 3 tháng đầu thai kì được gộp chung với nhau cùng một chế độ dinh dưỡng bởi thông thường khi mẹ phát hiện mình có thai thường đã ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3 thông qua việc thử thai, chậm kinh hay hiện tượng ốm nghén. Lúc này thai nhi chỉ là mới là một bào thai đang trong quá trình phát triển. Vì vậy chế độ dinh dưỡng không cần quá bổ dưỡng, nhiều chất.

Ngoài việc chú ý đi lại nhẹ nhàng bởi giai đoạn đầu tiên là quan trọng nhất và khả năng sảy thai cũng cao nhất, mẹ bầu nên bổ sung protein cho tế bào thai nhi phát triển, sắt ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai và axit folic phòng tránh dị tật thai nhi.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì
Axit folic rất cần thiết cho phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì
Sắt là một trong dưỡng chất mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ.

Bên cạnh đó, những cơn ốm nghén có thể sẽ “quấy rầy” mẹ, có thể bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kì và dần biến mất sau tuần thứ 12-13. Chính vì vậy, nhiều mẹ có thể sẽ không ăn được gì, thậm chí sợ mùi thức ăn. Ốm nghén khiến cơ thể có thể bị suy nhược, mệt mỏi.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

“Ốm nghén” có thể là cơn ác mộng trong giai đoạn đầu của các mẹ.

Chính vì vậy, để đối phó với những cơn “ốm nghén” mẹ bầu hãy nhớ bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng lại dễ tiêu hoá như sữa, súp, hoa quả… Đặc biệt, các món súp chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho cơ thể, giúp mẹ bầu bớt bị ốm nghén và có sức khỏe tốt vượt qua 3 tháng đầu mang thai.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

Sữa là một thực phẩm giàu magie, kali và protein, có thể giúp mẹ bù lại dinh dưỡng đã mất vì những cơn ốm nghén.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kì, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa. Thay vì ăn ba bữa chính, mẹ có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cho em bé phát triển.

3 tháng giữa:

Bắt đầu từ tháng 4, cơ thể mẹ bầu sẽ khỏe hơn nhiều vì thời kì ốm nghén đã kết thúc. Đây cũng là giai đoạn thai nhi bắt đầu tăng trưởng mạnh. Vì thế mẹ cần chú ý đặc biệt đến thực đơn hàng ngày của mình vì đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kì. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: đạm, đường, chất béo, khoáng chất, mẹ bầu cần chú trọng vào các loại vitamin như: Vitamin A, C, D, E… Kể từ tháng này, mẹ cũng nên bổ sung thêm các bữa phụ sau những bữa ăn chính như: trái cây, nước hoa quả, sữa, các loại hạt,… và tránh xa các chất kích thích, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ ngọt nhé.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

Để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và cả thai nhi, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Đây cũng là giai đoạn não bộ thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ cho tới cuối thai kì, vậy nên, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất nhằm kích thích sự phát triển của trí não của bé. Mẹ bầu cũng đừng bỏ lỡ cá hồi trong thực đơn của mình nếu muốn con thông minh ngay từ những ngày trong bụng mẹ.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

Trong cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin D, canxi, DHA mà lại không có quá nhiều thủy ngân, rất có lợi cho mẹ bầu.

DHA có nhiều trong các thực phẩm như: cá, bơ, các loại hạt, óc chó, hạnh nhân, hạt mè, đậu phộng,..

Tháng thứ 6 là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ hệ thống xương và mầm răng của thai nhi. Cho nên, những thực phẩm giàu canxi là không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu. Vì nếu thiếu canxi, bé dễ bị còi xương, răng lợi yếu, gù lưng, loãng xương ngay từ trong bụng mẹ.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày cho thai kì không thể thiếu rau củ quả, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là khi mang thai. Đặc biệt chất xơ hỗ trợ mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón trong thai kì. Ngoài ra, mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa cần lưu ý cần uống đủ lượng nước trong ngày, ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

3 tháng cuối thai kỳ:

Không chỉ là giai đoạn thai nhi tăng trưởng với tốc độ vượt bậc, đây còn là giai đoạn “nước rút” chuẩn bị cho sự chào đời của bé trong thời gian tiếp theo nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Thời gian này mẹ cần phải tích luỹ dưỡng chất và năng lượng để chuẩn bị vượt cạn, thai nhi cũng cần nhiều dưỡng chất để phát triển tốt nhất cho trí não và thể chất. Bà bầu trong 3 tháng cuối thai kì cần bổ sung những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo đầy đủ các chất như protein, chất bột đường, canxi, chất béo, chất sắt…Tuy nhiên, mẹ hãy kiểm soát lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể, không nên ăn quá nhiều, nhất là đồ ngọt, đồ dầu mỡ sẽ khiến cân nặng tăng nhiều và tiềm ẩn các nguy cơ về cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

Đây là giai đoạn “phát triển thần tốc” của thai nhi với lượng dinh dưỡng “khủng” mà mẹ cần cung cấp đủ cho con.

Tầm quan trọng của Omega-3 trong 3 tháng cuối thai kì là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Ngoài ra mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

Ăn gì để "con khoẻ mẹ đẹp" suốt thai kì

Từ tháng 5, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu omegia 3 giúp trí não thai nhi phát triển tốt nhất.

Cũng trong giai đoạn này mẹ bầu nên hạn chế ăn mặn và đồ dầu nhiều mỡ để tránh phù nề, hay cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn, đồ ăn sống và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản. Mẹ bầu cần tiếp tục xây dựng cho mình một chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, chất xơ… uống nhiều nước để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển tốt nhất. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn thích hợp để mẹ tham gia những lớp học tiền sản để có đầy đủ kiến thức chăm sóc con, mua sắm đồ đạc cho bé yêu. Tuy nhiên hãy nhớ nhờ sự trợ giúp của “anh xã” để san sẻ niềm vui và vì sự an toàn của hai mẹ con nhé!

Hành trình làm mẹ là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của người phụ nữ, đó là thời gian mẹ sẽ phải chịu hoàn toàn tránh nhiệm của mình với sự phát triển của một sinh linh bé bỏng. Hãy sống có tránh nhiệm và tránh xa những điều không tốt cho thai nhi mẹ nhé!

Loading...
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Loading…